Top máy tính quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại (phần cuối)

Rate this post

Cùng chúng tôi tìm hiểu về top máy tính quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại qua bài viết sau đây nhé!

Mục đích của việc phát minh ra máy tính là gì?

Mục đích ban đầu của máy tính không phải để giải trí, chơi game mà là để tính toán sao cho nhanh nhất và hiệu quả nhất có thể. Vào những năm 1880, dân số Mỹ nhiều đến mức phải mất hơn 7 năm để các nhà dân số có thể tính toán và lập ra bảng kết quả điều tra dân số.

Vì vậy nhu cầu về một chiếc máy có khả năng tính toán nhanh và chính xác là điều vô cùng cần thiết lúc này.

Mục đích của việc phát minh ra máy tính là gì
Mục đích của việc phát minh ra máy tính là gì

Top máy tính quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại

Máy tính đa năng có thể lưu trữ chương trình đầu tiên

Máy tính SSEM (Small Scale Experimental Machine) còn gọi là Manchester Baby được hoàn thành năm 1948. SSEM ra đời là một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển máy tính: nó là chiếc máy tính hoàn toàn điện tử, thực sự đa năng và là máy tính đầu tiên có thể lưu trữ và chạy chương trình lưu ở bộ nhớ trong.

Máy tính SSEM có thể lưu trữ chương trình đầu tiên, ta có thể so sánh trực tiếp Manchester Baby với các máy tính ngày nay. Nó có 550 valves (lúc này transistor, mạch tích hợp và vi xử lí vẫn chưa ra đời) và chỉ 7 lệnh hướng dẫn cùng bộ nhớ trong 1024 bit.

Máy tính đa năng có thể lưu trữ chương trình đầu tiên
Máy tính đa năng có thể lưu trữ chương trình đầu tiên

Xem thêm: Dấu hiệu cho thấy máy tính của bạn đang bị hack

IBM System/360

Vào thập niên 60, tức là 12 năm sau sự ra đời của SSEM, máy tính vẫn là một thứ gì đó viễn tưởng với đa phần dân số. IBM khi đó đã quyết tâm thay đổi điều này khi cho ra đời IBM System/360- dòng máy tính mainframe, thương mại đầu tiên và thành công nhất mọi thời đại.

Dòng máy System/360 có cấu trúc 32 bit- một cấu trúc mà mãi cho đến 21 năm sau mới xuất hiện thực sự rộng rãi trên thị trường máy tính. Điểm nổi bật nhất của dòng máy này nằm ở khả năng nâng cấp của nó: một model có thể sử dụng phần mềm phát triển cho các model máy khác.

Với sự ra đời của System/360, IBM lập tức lên ngôi vương trên thị trường máy tính mainframe và chiếm giữ vị trí này hàng thập kỷ. Nếu so với các PC hiện đại, System/360 có kích cỡ thật “khổng lồ’’: nó chiếm diện tích cả một căn phòng lớn và cần hệ thống điều hòa không khí tốt để đảm bảo hệ thống luôn mát.

IBM System/360
IBM System/360

DEC PDP-8

Mặc dù IBM system/360 đã có một sự thành công vượt trội, các máy mainframe vẫn chỉ thuộc quản lý của các cơ quan chính phủ, trường đại học và các tập đoàn lớn. Và thường là họ cũng chỉ thuê chứ không dám mua lại. Thế nhưng, chỉ thuê thôi các khách hàng cũng phải móc hầu bao cả triệu USD cho một năm sử dụng. Hơn thế nữa, khi thuê máy, họ còn phải thuê luôn một đội ngũ kỹ thuật viên để vận hành vì vận hành chúng quá phức tạp nên chi phí đội lên rất nhiều.

Vào thập kỉ 60, cuộc đua công nghệ tập trung vào việc giảm kích cỡ của máy tính để nó trở nên thông dụng hơn và những tổ chức nhỏ hơn có thể sở hữu. Tạo được bước đột phá đầu tiên trong thị trường mới này là DEC (Digital Equipment Corporation).

Chiếc PDP-8 của DEC được giới thiệu vào năm 1965, và là trước máy tính nhỏ gọn đầu tiên được bán với số lượng lớn. Giá của nó thậm chí chỉ bằng số lẻ của giá thành 1 chiếc IBM System/360 nhỏ nhất. CPU của DEC có kích cỡ ngang CPU của 1 chiếc PC lớn ngày nay, thêm bộ lưu trữ và các thiết bị ngoại vi khác, chiếc PDP-8 có kích cỡ ngang 1 chiếc tủ lạnh dân dụng bây giờ.

DEC PDP-8 có thể được vận hành dễ dàng bởi người sử dụng không cần thông qua một đội ngũ kỹ thuật viên nào. Tuy không thể so sánh được về mặt doanh số với những chiếc máy đời sau như PDP-11(phát hành năm 1970), nhưng có một sự thật không thể chối bỏ là PDP-8 đã tạo nên bước đột phá đầu tiên trên thị trường máy tính thương mại.

DEC PDP-8
DEC PDP-8

Xem thêm: Cách kết bạn zalo trên máy tính qua facebook dễ dàng

IBM PC

16 năm sau khi PDP-8 mở ra thời đại của máy tính mini, chiếc IBM 5150 ra đời, làm lu mờ hoàn toàn 1 số nỗ lực đáng ghi nhận trong quãng thời gian trước đó như chiếc Commodore PET hay Apple II. Được phát hành vào năm 1981 và khởi động cuộc cách mạng về deskhop. Tuy vậy 5150 không đạt được thành công thương mại đáng kể do giá thành quá cao – 1,565 USD (tương đương 3900 USD bây giờ).

Thiết kế của iBM 5150 là một cuộc cách mạng với các máy tính đương thời, nó không có màn hình liền, mà thông tin được hiển thị ra một chiếc TV. Nó có bộ nhớ 16kB và vì ổ cứng là thứ “viễn tưởng” lúc bấy giờ, bạn phải sử dụng đĩa mềm để lưu trữ dữ liệu.

IBM PC
IBM PC

Sinclair ZX81

Mặc dù đến thời điểm những năm 80, giá thành máy tính đã trở nên “mềm” hơn trước rất nhiều, thế nhưng khách hàng chủ yếu của thị trường này vẫn là các công ty và văn phòng. Đối với một người bình thường, PC cá nhân còn là một cái gì quá “xa xỉ”. Tuy nhiên, ở Anh, một chiếc máy tính đã làm thay đổi tất cả, đó chính là Sinclair ZX81- máy tính đầu tiên có giá dưới 50 bảng. Ngay sau khi ra mắt, máy tính này đã gây nên một cơn sốt ở đảo quốc “sương mù”.

Thoạt nhìn ZX81 giống như như một chiếc máy tính học sinh quá khổ, chỉ khác là có bàn phím QWERTY. Tuy vậy giá của nó chỉ có 69.95 bảng(hoặc chỉ 49.95 bảng nếu bạn có thể tự hàn các chi tiết trên bo mạch!!?). Sinclair có thể đẩy giá ZX-81 xuống thấp đến vậy nhờ việc giảm số lượng chip trên bo mạch chủ từ 21 ở chiếc ZX-80 xuống còn 4 ở chiếc ZX-81.

Không cần phải nói, ZX-81 không thể nào so sánh được với các PC của IBM về mặt cấu hình, nó chỉ có bộ xử lý 8-bit Z80 với xung 3.25MHz, 1kB RAM và xuất hình đơn sắc qua TV. Màn hiển thị bao gồm 24 dòng, mỗi dòng 32 ký tự cùng độ phân giải 64 x 48 pixels. Và bạn vẫn phải lưu dữ liệu bằng băng cát sét.

Sinclair ZX81
Sinclair ZX81

Xem thêm: Hướng dẫn sửa lỗi mạng máy tính bị chấm than vàng

Apple Mac

Chiếc máy tính Apple Mac đầu tiên ra đời vào năm 1984 thực sự mang đến một cuộc cách mạng. Chúng ta đã quá quen với những máy tính hiện đại có thể cảm thấy thiết kế tất cả trong một của chiếc máy này kỳ dị, nhưng nó đã làm được một điều mà không ai trên thị trường máy tính có thể làm được suốt 8 năm sau đó.

Vào cái thời mà để điều khiển máy tính, người ta phải nhập các “lệnh” phức tạp vào một màn hình Text, Apple Mac đã cho phép người sử dụng thoải mái click chuột vào các icon trên màn hình, thêm vào đó dữ liệu được hiển thị theo các window như ở các PC hiện tại.

Apple Mac
Apple Mac

Nếu còn thắc mắc nào khác vui lòng để lại phía dưới bình luận để được Laptop Lê Nghĩa giải đáp ngay nhé!