Những cách bổ sung wifi cho máy tính để bàn

Rate this post

Phần lớn máy tính để bàn thường không được tích hợp wifi, nhất là những máy đời cũ. Trong nhiều trường hợp, người dùng vẫn có nhu cầu sử dụng mạng không dây trên máy tính của mình. Bạn có thể lựa chọn cách bổ sung wifi cho máy tính để bàn. Vậy có những cách nào? Cùng tìm hiểu cùng chúng tôi qua bài viết sau:

1. Máy tính để bàn có bắt được wifi không?

Máy tính để bàn có bắt được wifi, bạn cần phải tích hợp thêm một số phần cứng nhất định để giúp máy tính để bàn kết nối được.

Mặc dù chất lượng đường truyền của sóng wifi không bằng được dây nhưng đa số người dùng đều thích sử dụng wifi hơn. Bởi tính tiện dụng cũng như thẩm mỹ, gọn gàng.

Xem thêm: Hướng dẫn khắc phục sự cố máy tính đơn giản, hiệu quả

2. Những cách bổ sung wifi cho máy tính để bàn

2.1 Sử dụng adapter WiFi

Phương pháp này được cho là thuận tiện và dễ làm nhất khi bổ sung wifi cho máy tính. Bạn chỉ cần cắm adapter vào cổng USB trên máy là đã có thể sử dụng wifi. Tuy nhiên, lần sử dụng đầu tiên sẽ mất khá nhiều thời gian, bạn phải tiến hành cài đặt driver.

  • Ưu điểm: 

Dễ sử dụng, tiện ích: bạn chỉ cần cắm và sử dụng, khi không dùng đến có thể rút ra hoặc mang đi sử dụng trên máy khác.

Do adapter sử dụng cổng USB, bạn có thể sử dụng 1 chiếc USB hub để việc cắm adapter được linh hoạt hơn thay vì cố định nó vào cổng USB trên máy. Lúc này, bạn có thể đặt adapter ở những vị trí khác nhau để adapter phát wifi được xa hơn.

  • Nhược điểm:

Hạn chế của phương pháp này đó chính là không thể hoạt động khi máy tính của bạn rơi vào trạng thái sleep. Đây là chế độ tiết kiệm năng lượng được rất nhiều người dùng tới và nếu sử dụng phương pháp này, có thể bạn sẽ hy sinh điều đó. Đến nay, hầu như không có giải pháp nào để khắc phục hạn chế này, trừ việc bạn tắt tính năng sleep trên máy.

Sử dụng adapter WiFi
Sử dụng adapter WiFi

2.2. Card WiFi PCI

Adapter WiFi thường mang lại kết nối tương tự như WiFi mà nhà sản xuất tích hợp sẵn trên bo mạch chủ. Khi bạn cần kết nối ổn định hơn, khoảng cách xa hơn thì card WiFi sẽ là sự lựa chọn tốt nhất.

  • Ưu điểm:

Có thể tận dụng được số angten của router. Cụ thể, nếu card WiFi của bạn cũng có 2 (hoặc nhiều hơn 2) angten, và router của bạn cũng có số angten tương ứng, kết nối WiFi của bạn sẽ ổn định hơn so với việc sử dụng adapter.

Nếu số cổng USB trên máy tính của bạn ít, trong khi khe PCI trên bo mạch lại nhiều, thì card Wifi là lựa chọn hợp lý.

  • Nhược điểm:

Card wifi không thể áp dụng khi bạn muốn kết nối wifi cho nhiều máy. Nó chỉ cố định trên 1 máy mà thôi.

Card WiFi PCI
Card WiFi PCI

2.3. Bo mạch chủ tích hợp WiFi

Giải pháp này không quá thu hút người dùng. Bởi chi phí phải bỏ ra là không nhỏ để mua bo mạch chủ, trong khi việc đó chỉ để bổ sung wifi cho máy – điều mà họ có thể tiết kiệm khi sử dụng các phương pháp trên. Tuy nhiên, khi bạn đang có nhu cầu nâng cấp máy tính, thì lựa chọn bo mạch chủ tích hợp wifi là điều nên làm.

Trong một số trường hợp, khi mẫu motherboard của bạn đã quá cũ, hãy nên cân nhắc đến việc nâng cấp cho bo mạch chủ tích hợp wifi thay cho sử dụng card wifi hay adapter. Mặc dù chi phí hơi cao nhưng bạn sẽ có được một chiếc máy tính mới hơn, thời gian sử dụng dài hơn. Lúc này, mặc dù tiền nâng cấp board mạch chắc chắn sẽ đắt hơn tiền mua card WiFi hay adapter, nhưng bù lại bạn sẽ có được một chiếc PC mới hơn, đủ dùng cho 4 – 5 năm tới.

Bo mạch chủ tích hợp WiFi
Bo mạch chủ tích hợp WiFi

Lưu ý:

Sau khi chúng tôi đã phân tích cho bạn những cách bổ sung wifi cho máy tính để bàn, chắc hẳn bạn đã lựa chọn được cho mình 1 phương pháp tốt nhất. Tuy nhiên, trong quá trình nâng cấp, bạn cần chú ý một số điểm khác như chọn loại adapter có tốc độ phù hợp với tốc độ mạng của mình (chọn adapter chuẩn N thay vì chuẩn G hay thậm chí chọn loại chuẩn AC nếu router của bạn tương thích).

3. Một số lỗi khiến máy tính không vào được mạng

  • Đặt sai địa chỉ DNS và IP WiFi

Lỗi này có thể xảy ra do bạn đặt sai địa chỉ IP Wifi. Có rất nhiều cách để cài đặt modem wifi, nhưng thường sẽ để chế độ mặc định đó là đặt mặc định IP động.

Trường hợp thứ 2 có thể xảy ra đó là có một kiểu DNS là IP động. Thông thường, chúng sẽ được quy định mạng nằm trong giới hạn từ lớp A đến lớp C. Hiểu đơn giản là khi bạn đặt wifi đúng với lớp địa chỉ mạng từ lớp A đến lớp C thì máy sẽ kết nối được mạng. Khi bạn đặt sai thì sẽ không kết nối được mạng.

Xem thêm: Nguyên nhân, cách sửa sạc laptop hiệu quả

  • Chỉ hiện lên 1 vạch duy nhất

Đây là lỗi thường gặp khi sử dụng máy tính bạn. Lỗi này có thể do bạn đặt wifi không đúng cách hoặc để quá xa, những nơi có vách ngăn cũng khiến kết nối wifi bị chậm.

  • Có WiFi nhưng không vào được mạng

Mặc dù máy tính hiện tín hiệu wifi nhưng bạn lại không thể truy cập vào mạng. Điều này có thể là do thiết bị phát wifi đang gặp lỗi. Hoặc lỗi đến từ phần tiếp nhận tín hiệu mạng trên máy tính bàn của bạn, bạn cần kiểm tra lại thiết bị thu tín hiệu có bị lỗi cài đặt hay không.

Trên đây là những cách bổ sung wifi cho máy tính để bàn, hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác để lại phía dưới phần bình luận để được chúng tôi tư vấn nhé!