Bạn là dân thiết kế đồ họa, xây dựng kiến trúc, chuyên dựng video, tạo game,… đang có nhu cầu tìm mua một chiếc Laptop đồ họa Workstation? Nhưng không biết nên chọn mua sản phẩm nào phù hợp nhu cầu sử dụng, thì bai viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu chi tiết về dòng máy Workstation và biết cách chọn mua Laptop đồ họa Workstation chuẩn phù hợp cho dân Designer.
Xem thêm: Cách chọn mua Laptop Cũ HP
Laptop Workstation là gì?
Laptop Workstation là dòng máy tính có hiệu suất làm việc mạnh mẽ, chuyên được sử dụng để xử lý các công việc chuyên ngành. Chiếc Laptop Workstation đầu tiên trên thế giới được tạo ra lần đầu tiên vào năm 1960 với tên gọi là IBM 1620 do hãng IBM sản xuất.
Hiểu một cách đơn giản, Laptop Workstation là từ được dùng để chỉ một chiếc máy tính cá nhân có khả năng di chuyển linh hoạt với cấu hình cao. Hay còn biết với tên gọi máy trạm di động có cấu hình cao.
Tùy vào từng khu vực cũng như vùng quốc gia mà chúng có tên gọi khác nhau như: Laptop Workstation, Mobile Workstation hay là Workstation Notebook.
Cách chọn mua Laptop đồ họa Workstation:
Tìm hiểu cấu hình Laptop đồ họa:
Để chọn mua được một chiếc Laptop đồ họa tốt, phục vụ nhu cầu bạn cần phải nắm rõ những điều sau.
Xác định nhu cầu sử dụng của bạn trước, xem bạn thuộc nhóm sử dụng nào trong 3 nhóm sau đây:
Nhóm chuyên thiết kế đồ họa 2D: chuyên sử dụng các phần mềm như Photoshop, Indesign và Corel, Illustrator, AutoCAD 2D,…
Nhóm chuyên thiết kế đồ họa 3D: chuyên sử dụng các phần mềm phổ biến như Photoshop, AutoCAD 3D, 3D Max, Maya, Blender, Unity và Cinemax 4D, Lumion,…
Nhóm chuyên dựng Video, kỹ xảo làm phim: Chuyên sử dụng các phần mềm cao cấp như After Effect, Premiere, Audition, Sony Vegas,…
Laptop đồ họa cần đáp ứng những tiêu chí sau:
Một chiếc laptop đồ họa, bạn cần tìm máy đạt những tiêu chí quan trọng sau:
Thiết kế mỏng nhẹ: Khối lượng trong khoảng 1.8kg
Cấu hình laptop mạnh mẽ: CPU Core i5 trở lên, bộ nhớ RAM 8GB trở lên.
Card đồ họa tích hợp: MX, RX, GTX series,…
Màn hình hiển thị màu sắc đẹp, chuẩn màu: 15,6 inch FHD, phân giải 2K, 4K, 4K IPS,..
Chọn phần cứng Laptop đồ họa:
CPU Core i5 (Intel) Gen 8 hoặc Ryzen 5 (AMD) 3000 Series trở lên, đồ họa 3D ưu tiên các dòng CPU dòng hiệu năng (H, HS),…
Bộ nhớ RAM 8GB tối thiểu, khuyến nghị swrd ụng 16GB dành cho thiết kế đồ họa 3D.
Có sử dụng Card đồ họa rời:
Với thiết kế đồ họa 2D: Bạn không cần phải sử dụng cấu hình quá cao, nên chọn lựa các dòng Card Onboad mới hoặc chọn dòng Card rồi đến từ thương hiệu AMD & NVIDIA như: MX130, NVIDIA MX250, MX330, Radeon 610… nếu có điều kiện cao hơn nữa thì càng tốt.
Với thiết kế đồ họa 3D: Do nhu cầu thiết kế nhiều mô hình, bạn cần phải có laptop có khả năng xử lý đồ họa cao nên bạn không nên chọn Laptop Card Onboad, nên chọn những dòng Card chuyên dành cho đồ họa như: GTX 1050(NVIDIA), RX5300M (AMD) trở lên.
Chọn ổ cứng: Để dùng làm đồ họa, mình khuyên bạn nên lựa chọn Laptop tích hợp 1 ổ cứng SSD chạy chương trình và 1 ổ HDD chứa dữ liệu.
- Để tiết kiệm chi phí, bạn nên chọn 1 ổ SSD có dung lượng từ 128GB trở lên, cài các hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng nhằm cải thiện tốc độ, giảm tối thiểu tình trạng giật lag.
- Chọn ổ cứng HDD dung lượng khoảng 1TB để lưa trữ dữ liệu File Ảnh, Video, Phim,….
Về chọn màn hình Laptop đồ họa:
Để làm việc hiệu quả trên Laptop, bạn nên ưu tiên chọn máy có màn hình độ phân giải FHD trở lên, độ phân giải 2k hoặc 4K thì càng tốt, kích thước màn hình nên chọn từ 15.6 inch trở lên, vì làm đồ họa nên cần kích thước lớn càng tốt, khuyến nghị không nên dùng màn hình nhỏ hơn 14.0 inch.
Mình khuyên bạn nên chọn màn hình có độ sáng cao, độ phủ màu sRGB, aRGB, DCI-P3 rộng. Độ sai lệch màu Delta-E < 2.0 giúp hiển thị màu sắc được chuẩn xác và đẹp hơn. Thường những chiếc Laptop Macbook đến từ thương hiệu Apple hoặc Dell XPS, LG GRAM hay HP hay HP Spectre X360 thực hiện rất tốt điều này.
Về thiết kế laptop đồ họa:
Khuyên bạn nên chọn dòng Laptop có thiết kế mỏng nhẹ, tiện hơn cho việc di chuyển, tuy nhiên đối với những bạn thường xuyên sử dụng những ứng dụng đồ họa 3D nặng, nhiệt độ tỏa ra nhiều nên bạn cân nhắc chọn những dòng Laptop hởi dày một chút có khả năng tản nhiệt được tốt hơn.
Ngoài các cổng kết nối cơ bản cần phải có đủ, bạn cũng nên chọn những chiếc Laptop có tích hợp thêm cổng HDMI hoặc USB Type C hỗ trợ xuất hình ảnh ra ngoài, bởi vì một số công việc nhất định bạn cần phải trình chiếu lên màn hình lớn hơn tiện cho việc thiết kế.
Ngoài ra,mẫu Laptop đồ họa này có 2 màn hình hay màn hình cảm ứng cũng sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bạn nếu cần phải phác thảo những ý tưởng độc lạ.
Một số dòng Laptop đồ họa Workstation tốt bạn có thể tham khảo:
Hiện nay, có khá nhiều dòng laptop đồ họa Workstation. Nhưng để nói về tính ổn định, chất lượng và cũng như thương hiệu thì chỉ có 3 ông lớn trong ngành nổi bật đó là Dell Precision, HP Workstation và Lenovo ThinkPad.
1. Dell Precision
Dòng Dell này được đánh giá là dòng Laptop Workstation có tuổi đời khá lâu, với gần 20 năm. Dù nó đã trải qua nhiều thay đổi nhưng nó vẫn luôn là dòng Laptop xịn sò và gần như đã trở thành một tượng đài khó có thể bị thay thế trên thị trường Laptop Workstation hiện nay.
Dù cho bạn sở hữu một chiếc Laptop Workstation có tuổi đời cách đây 5 năm về trước, nhưng nó vẫn có thể hoatjd odongj cực kỳ ấn tượng với hiệu suất đảm bảo. Trong thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21, chuỗi sản phẩm Dell Precision đã làm mưa làm gió trên thị trường Laptop workstation trong suốt 5 năm liền từ 2010 đến 2015. Dù cho đây là hàng mới hay hàng cũ giá rẻ, nó vẫn luôn được rất nhiều người dùng săn đón.
Một số sản phẩm nổi bật của dòng Precision: Dell precision m4600, dell precision m4700, dell precision m6600, dell precision m6700…
Chính vì thiết kế mạnh mẽ, có độ bền bỉ cao là yếu tốt tạo nên sức hút đặc biệt cho Dell precision. Và bạn có thể sử dụng tốt trong thời gian từ 5 – 7 năm mà không hề bị lỗi thời hay bị đào thải.
2. Dòng HP Elitebook Workstation
Elitebook Workstation chính là đối thủ nặng ký của dòng Dell Precision. Khi hãng Dell cho ra mắt các sản phẩm Dell Precision M4600, M4700, M6800… thì HP cũng kịp tung ra thị trường những mẫu laptop Workstation nổi bật như: HP Elitebook 8560W, HP 8570W, HP 8770W…
Điểm mạnh của dòng HP Elitebook Workstation chính là nằm ở vẻ thiết kế có phần hầm hố, góc cạnh giúp mang lại sự chắc chắn, tự tinh trong từng chi tiết.
Mặc dù dòng này chỉ sử dụng một quạt tản nhiệt nhưng so với DELL thì nó lại có kích thước lớn hơn hẳn. Do hệ thống tản nhiệt của HP gần như tương đương và không hề bị ảnh hưởng đến việc xử lý của linh kiện do nhiệt độ cao.
3. Dòng Laptop Lenovo Thinkpad:
Lenovo có trụ sở đặt tại Trung Quốc, nên có khá nhiều không tự tin khi chọn mua sản phảm của hãng này. Tuy nhiên, suy nghĩ này thực sự không chính xác, bởi dù là hàng “Tàu” nhưng nó vẫn đạt chuẩn chất lượng của nó, lại đạt tiêu chuẩn của Mỹ.
Lenovo ThinkPad sở hữu cấu hình cao không kém gì so với dòng Dell Precision hay Hp Elitebook workstation. Và hãng cũng luôn biết cách để làm nổi bật sản phẩm của mình từ thiết kế đến trải nghiệm người dùng.
Ấn tượng rõ nhất của người dùng đối với dòng Laptop Lenovo Thinkpad có lẽ chính đến từ bàn phím TouchPad. Sở hữu thiết kế bàn phím có độ nhạy cao, cảm nhận ấn êm tay cùng với độ sâu vừa phải, Lenovo ThinkPad đã mang đến cho người dùng những trải nghiệm gõ phím tốt nhất.
Các dòng sản phẩm tiêu biểu của dòng ThinkPad có thể kể đến như: Thinkpad W540, Thinkpad W541 hay Thinkpad P50… Tất cả chúng đều là những chiếc laptop khá hiếm trên thị trường laptop workstation cũ.
Xem thêm: Cách chọn mua Laptop Cũ Asus